Được đặt tiền bảo lãnh cho xe vi phạm giao thông - Kế Toán - Luật Tín Thành | Tư Vấn Kế Toán | Tư Vấn Pháp Luật | Dịch Vụ Luật Sư | Báo Cáo Thuế

TIẾN TỚI KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY TÍN THÀNH (09/08/2004 - 09/08/2024), TÍN THÀNH GROUP GIẢM GIÁ 20% PHÍ CÁC DỊCH VỤ

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

1.DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2.DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI MỖI THÁNG

3.DV LÀM QUYẾT TOÁN THUẾ CUỐI NĂM

4.DV GỠ RỐI SỔ SÁCH CŨ BỊ SAI SÓT

5.DV TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN

6.DV LÀM QUYẾT TOÁN GIẢI THỂ CTY

7.DV LÀM THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

8.ĐẠI DIỆN DN QUYẾT TOÁN VỚI CƠ QUAN THUẾ

9.DV LÀM HỒ SƠ THUẾ KHI MỚI THÀNH LẬP DN

10.DV ĐẶT IN HOÁ ĐƠN

11.DV ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ KÊ KHAI THUẾ

TÌM KIẾM THÔNG TIN THUẾ - KẾ TOÁN

Từ khóa:

    Được đặt tiền bảo lãnh cho xe vi phạm giao thông

    Từ ngày 18-11, Nghị định 115/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu có hiệu lực. Theo đó, khi phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ, các cá nhân, tổ chức có thể đặt tiền bảo lãnh để đưa xe về nhà “tự giam”, tránh được những hư hỏng, mất mát như lâu nay.

    Người dân tự bảo quản phương tiện

    Theo Nghị định 115, chỉ những trường hợp đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn giao thông, làm giả giấy đăng ký, biển kiểm soát hoặc phương tiện đang là vật chứng của vụ án hình sự, đang được đăng ký giao dịch bảo đảm là không được phép đặt tiền bảo lãnh.

    Ngoài ra, những hành vi được quy định tạm giữ phương tiện 10 ngày tại Nghị định 71/2012 như vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, cản trở xe ưu tiên, uống rượu bia… nếu không muốn bị giữ xe thì người vi phạm có thể đặt tiền bảo lãnh để tự giữ. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm đó. Ví dụ, với lỗi vượt đèn đỏ mức phạt tiền từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng, người vi phạm sẽ phải đặt bảo lãnh 1,2 triệu đồng.

    Việc đặt tiền bảo lãnh không phải đặt trực tiếp cho các chiến sĩ CSGT tại nơi xảy ra vi phạm. Thay vào đó, người vi phạm phải đến trụ sở để nộp cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện, xử phạt. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm phải nhờ người thân, bạn bè, hoặc cơ quan đứng ra bảo lãnh. Người bảo lãnh khi làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.

    Sau khi đáp ứng các quy định trên, chủ phương tiện sẽ được bàn giao phương tiện để tự tạm giữ. Trong 10 ngày kể từ khi hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện theo quyết định thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành tiền xử phạt. Phần chênh lệch (nếu có) sẽ được trả lại cho tổ chức, cá nhân.

    DỊCH VỤ PHÁP LUẬT

    1.BẢO VỆ TRANH CHẤP TẠI CÁC CẤP TOÀ ÁN

    2.DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG

    3.TƯ VẤN PHÁP LUẬT

    4.THỰC HIỆN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    5.ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG

    6.VĂN BẢN PHÁP LUẬT

    ĐẶT CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

    - Tư vấn và trả lời thắc mắc pháp luật Thuế, Kế toán, Kinh tế, Doanh nghiệp..

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    LÊ BÁ THƯỜNG

    Nghiên cứu sinh - Luật Sư

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    MAI TRỌNG AN VINH

    Tiến sĩ Luật sư

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    VŨ KIM ĐỒNG

    Luật sư

    TÌM KIẾM THÔNG TIN PHÁP LUẬT

    Từ khóa:

      Online
      42
      Visits
      1.395.841

                   0908 35 68 68