- Thời hạn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
- Tin tức về hoạt động nghề Luật sư
- Những trường hợp được miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng, tặng, cho tài sản
- Lập di chúc bằng miệng có cần đi công chứng
- Tin tức về các vụ án hình sự nổi tiếng.
- Cách chọn màu phù hợp theo phong thuỷ
- Xe máy điện phải đăng ký biển kiểm soát từ 01/06/2014
- Mức phạt khi chậm nộp báo cáo thuế
Những người được sinh con thứ ba
Pháp lệnh số 15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003. Theo đó, nguyên tắc mỗi cặp vợ chồng chỉ “sinh một hoặc hai con” đã được khẳng định. Tuy nhiên, quy định “cứng” này không phải áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong một số trường hợp sinh con đặc biệt (do Chính phủ quy định) thì vẫn không bị coi là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con .
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số, thì những trường hợp sinh con sau đây không bị coi là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Trong các quy định nói trên, trường hợp của bạn đã được quy định tại khoản 6, tức là trường hợp bạn đã có con riêng (với người vợ thứ nhất), nên đối với người vợ thứ hai, bạn chỉ được “sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”, điều đó có nghĩa là nếu kết hôn lần thứ hai, vợ chồng bạn chỉ được sinh một lần nữa, bất kể trong lần sinh này, vợ (thứ hai) của bạn sinh một con hoặc sinh đôi hay sinh ba.
Giả sử trong lần sinh này, vợ (thứ hai) của bạn sinh đôi hoặc sinh ba thì vợ chồng bạn cũng không bị coi là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp vợ cũ của bạn kết hôn lần thứ hai.
- vụ án giết và hiếp dâm bé gái 5 tuổi chết thảm thiết
- Ông Đoàn Ngọc Hải có được phép tặng Huân chương Lao Động của mình cho người khác
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa án: Quyết định của phiên giám đốc thẩm là hợp lý
- Vụ đương sự định nhảy lầu ở tòa án: Ý kiến phân tích pháp lý về vụ tranh chấp
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa: Hợp đồng mua bán viết tay có giá trị pháp lý đến đâu?
- Hát Karaoke bằng loa kẹo kéo: Không dễ nói cấm là cấm
- Kiểm soát tốt dịch, Việt Nam trở thành điểm tăng trưởng bền vững
- Cho thuê căn hộ chung cư theo ngày tại TPHCM: Luật cấm nhưng thực tiễn “buông”
- Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh thu hồi xe máy cũ
- Hành vi hủy hoại môi trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự