- Được đặt tiền bảo lãnh cho xe vi phạm giao thông
- Mức phạt khi chậm nộp báo cáo thuế
- Điều kiện hồi hương về Việt Nam sinh sống
- TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN (thường xuyên)
- Lập di chúc bằng miệng có cần đi công chứng
- Lao động thời vụ không có mã số thuế thì phải có số CMND
- Tin tức về lao động, tiền lương.
- Những trường hợp được miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng, tặng, cho tài sản
Không thể đòi tài sản nếu chưa đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo quy định trên đây mặc dù dì và dượng của bạn có tổ chức đám cưới, có thời gian chung sống như vợ chồng và đã có một con chung. Tuy nhiên quan hệ này không được pháp luật thừa nhận là quan hệ vợ chồng. Do không phải là quan hệ vợ chồng; mặt khác khối tài sản mà người chú dượng đòi chia là do dì bạn đã tạo lập được sau khi hai người đã chấm dứt việc sống chung nên việc người chú dượng của bạn đòi chia hai mảnh đất của dì bạn là không có cơ sở.
Cách chú dượng bạn lý giải: "Tôi vẫn là chồng bà nên vẫn có quyền được hưởng, không tin thì lấy giấy khai sinh của con bà coi đi, tôi là cha nó mà"... cũng không có căn cứ pháp luật. Bởi người đứng tên là cha trong giấy khai sinh của một ai đó chỉ là cơ sở cho việc “xác nhận cha cho con” khi một trong các bên có yêu cầu xác nhận một người là cha hoặc là con của mình, hoặc không phải là cha, con với mình.
Việc đứng tên là cha, là mẹ trong giấy khai sinh không đồng nghĩa đối với việc xác định quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi có đăng ký kết hôn theo luật định.
Trong trường hợp người chú dượng cố tình tranh chấp về tài sản với dì của bạn thì tranh chấp này phải đưa ra tòa án để giải quyết. Khi đó, người chú dượng phải chứng minh được việc ông ta có công sức đóng góp để tạo lập khối tài sản đó, ví dụ: có chứng từ về việc gửi tiền để mua nhà...
Với thông tin bạn nêu là sau khi dì bạn sinh con, người chú dượng đã bỏ đi lấy vợ khác và có con riêng, còn tài sản của dì bạn được tạo lập được sau khi người chú dượng bỏ đi… thì yêu cầu phân chia tài sản của dì bạn như chú dượng bạn mong muốn là không có căn cứ và sẽ không được tòa án chấp nhận.
- vụ án giết và hiếp dâm bé gái 5 tuổi chết thảm thiết
- Ông Đoàn Ngọc Hải có được phép tặng Huân chương Lao Động của mình cho người khác
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa án: Quyết định của phiên giám đốc thẩm là hợp lý
- Vụ đương sự định nhảy lầu ở tòa án: Ý kiến phân tích pháp lý về vụ tranh chấp
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa: Hợp đồng mua bán viết tay có giá trị pháp lý đến đâu?
- Hát Karaoke bằng loa kẹo kéo: Không dễ nói cấm là cấm
- Kiểm soát tốt dịch, Việt Nam trở thành điểm tăng trưởng bền vững
- Cho thuê căn hộ chung cư theo ngày tại TPHCM: Luật cấm nhưng thực tiễn “buông”
- Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh thu hồi xe máy cũ
- Hành vi hủy hoại môi trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự